Bật mí cách chọn mũ bảo hiểm có kính chống lóa hiệu quả nhất

Nhu cầu dùng mũ bảo hiểm hiện nay ngày càng nhiều, có thể nói nó đã trở thành một phần không thể thiếu với cuộc sống của mọi người. Theo sự phát triển của xã hội và những nhu cầu ngày càng cao của con người thì những chiếc mũ bảo hiểm này cũng không lạc hậu.

mũ bảo hiểm (3)

Thông tin cơ bản về mũ bảo hiểm

Những mẫu mũ bảo hiểm có kính an toàn lắp đặt phía trước tích hợp khá nhiều tính năng hữu ích như kính chắn gió, kinh đi ban đêm, kính chống lóa, chống xước… tùy theo yêu cầu mọi người có thể chọn lựa và sử dụng, nâng cao đáng kể trong vấn đề bảo vệ và không hề mất đi tính thẩm mỹ trong đó đâu nhé

Như bạn có thể thấy mỗi loại kính ứng với tên gọi khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau, lựa chọn như thế nào thì mọi người nên căn cứ vào mục đích sử dụng của bản thân để có thể có sự lựa chọn thích hơp. Để mọi người có thể hiểu rõ và có kiến thức cơ sở thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dần dần. Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại kính chống lóa của mũ bảo hiểm cũng như bật mí cho mọi người một số mẹo nhỏ khi chọn mua kính này sao cho hiệu quả nhất nhé

Kính chống lóa là một trong năm loại kính mũ bảo hiểm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được biết đến như một loại kính râm, được phủ một lớp phản quang chống lóa, và có thể thường kết hợp thêm tính năng chống tia UV, thích hợp nhất cho việc sử dụng ban ngày, nhất là những ngày hè chói chang sắp tới đây.

Phân loại mũ bảo hiểm có kính chống lóamũ bảo hiểm (6)

Kính chống lóa thiết kế cho mũ bảo hiểm thì tùy vào mũ khác nhau mà mức độ chống lóa cũng khác nhau, Căn cứ theo kết cấu mũ bảo hiểm có thể chia làm 2 loại cơ bản sau

– Mũ bảo hiểm có kính(có sẵn)
– Mũ bảo hiểm gắn kính chống nắng

1. Mũ bảo hiểm có sẵn kính chống lóa

Khá tiện lợi cho người sử dụng khi các nhà sản xuất tạo ra những chiếc mũ lắp sẵn kính cho mũ bảo hiểm, ngoài tính năng chống lóa, thì còn khả năng chống xước. Thêm vào đó có những mũ không chỉ dùng được ban ngày mà ban đêm cũng có thể sử dụng. Việc thiết kế cố định như thế này khá tiện dụng cho người dùng khi mang theo, đồng thời còn tiết kiệm đáng kể chi phí mua mũ và kính.

mũ bảo hiểm (6)

Với loại mũ sẵn kính này hiện nay mọi người nếu để ý sẽ thấy chúng còn được chia làm 2 loại: 1 kính và 2 kính được thiết kế khá tiện dụng có thể điều chỉnh nâng kính lên và hạ kính xuống khi cần.

Loại mũ một kính

Với loại mũ bảo hiểm này thì mức độ chống chói và chống xước nhẹ, không phải kính trong suốt mà thường là kính có màu, Chẳng hạn như kính màu trắng bạc với khả năng chống nắng và tia UV, chỉ thích hợp sử dụng cho ban ngày, kính vàng thì khả năng kích sáng vào ban đêm, kính màu khói lại thích hợp cho dùng cả ngày lẫn đêm… Có thể thấy chúng thường phục vụ cho nhu cầu cố định, đây cũng là ưu điểm mà cũng là nhược điểm của chúng.

Loại mũ hai kính

– Lớp kính ngoài với khả năng che chắn bụi, gió, mưa, chống va đập, hạn chế tổn thương mặt trong trường có xảy ra tai nạn

– Lớp kính bên trong khả năng chống chói, chống nắng cao, thiết kế như một chiếc kính râm thực sự

2. Mũ bảo hiểm gắn kính ngoài

mũ bảo hiểm (7)

Với loại mẫu mũ bảo hiểm này thì lớp kính không phải là cố định, tùy theo nhu cầu bạn muốn dùng mũ bảo hiểm với mục đích như thế nào thì có thể mua loại kính khác nhau lắp đặt sử dụng trong từng hoàn cảnh khác nhau. Khá tiện dụng và dễ dàng trong việc tháo lắp, cũng mang chút phong cách riêng cho từng loại bởi những loại kính riêng này được thiết kế trên phương diện thẩm mỹ cũng khá cao kết hợp với những dòng mũ thiết kế khác nhau. Chúng thường sử dụng cho những dòng mũ bảo hiểm nửa đầu và mũ bảo hiểm 3/4.

Ngoài ra khi dùng mũ bảo hiểm thì không thể tránh khỏi việc bị xước kính sau một thời gian sử dụng, kể cả bạn tránh không va đập, nhưng chạm tay vào thường xuyên cũng sẽ tích lũy dần gây ra những vệt xước nhỏ trên kính. Vậy thay kính mũ bảo hiểm khi bị xước như thế nào

Khi nào nên thay kính mũ bảo hiểm bị xước

Kính mũ bảo hiểm bị xước thường từ những nguyên nhân như va đập, hay làm rơi chúng, điều này sẽ làm giảm đi khả năng chống lóa của mũ. Tùy vào mức độ xước có thể nặng nhẹ khác nhau, như với những vệt nhỏ không quá nghiêm trọng, không quá ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn thì bạn có thể tiếp tục sử dụng một thời gian tương đối. Nhưng nếu quá lớn thì hẳn sẽ rất khó chịu khi xuất hiện ngay tầm mắt của bạn, nhất là những vết xước ăn sâu và trằng trịt nhuw mạng nhện đó thì tốt nhất nên thay ngay cho chiếc mũ một lớp kính mới, tránh ảnh hưởng tới tầm nhìn trong quá trình sử dụng.

mũ bảo hiểm (8)

Một điều nữa bạn nên biết, không tính mũ bảo hiểm gắn kính ngoài thì với dòng mũ bảo hiểm sẵn kính, do lớp kính khá hạn chế về tính năng bạn có thể sử dụng thêm kính dây đi kèm, cũng là một trong năm loại kính mũ bảo hiểm phổ biến hiện nay, thiết kế ngoài khá giống kính bơi, tính năng cũng khá đa dạng như chống lóa đi ban ngày, hay kích sáng cho ban đêm, hay kính khói cho cả ngày lẫn đêm ….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *