Theo quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mà cài quai không đúng quy định sẽ bị phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng. Nếu người ngồi trên xe máy là trẻ em từ 6 tuổi trở lên vi phạm thì hình phạt sẽ áp dụng đối với người lớn đang điều khiển xe.
Nhiều cửa hàng bán mu bao hiem “vỉa hè” cho trẻ em mọc lên để đáp ứng nhu cầu. Điều đáng nói, ở đây, mũ kém chất lượng bán với giá khá rẻ và được nhiều phụ huynh lựa chọn với tâm lý đối phó.
Mũ “lề đường” lên ngôi
Mũ bảo hiểm bán trên lề đường cũng có loại có kính chắn gió nhưng khớp nối kính với mũ không chắc chắn, dùng tay kéo mạnh là lớp kính bị bong tróc. Các loại mũ này cũng có dán tem hợp quy CR nhưng khá nhòe, nhìn vào là có thể khẳng định tem giả.
Một cảnh sát giao thông cho biết, mũ bảo hiểm đạt chất lượng thường đảm bảo các chỉ số chống nóng, chống ồn, không hại da, tóc cho người sử dụng. Riêng mũ nhái, mũ giả thì chắc chắn không đảm bảo các chỉ số này. Do đó, phụ huynh nên mua mũ bảo hiểm có nhà sản xuất, có gốc xuất xứ rõ ràng cho con mình đội.
Khi mua nên kiểm tra lớp xốp khi ấn có bị lún vào không, lớp vỏ có nhẵn mịn không và quai đeo có chắc chắn không. Đây là ba thành phần quan trọng nhất đối với một chiếc mũ bảo hiểm để khi lỡ có va chạm sẽ tránh ảnh hưởng phần đầu của bé. Riêng trọng lượng từ 500 g trở xuống là đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tags: mu bao hiem tre em, mũ bảo hiểm trẻ em