1. Chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
a. Các loại mũ bảo hiểm và khả năng bảo vệ (Theo Autodaily):– Mũ che cả đầu, tai và hàm – loại trùm kín đầu (full-face):
Mũ cỡ lớn < 1,5 kg; cỡ trung và nhỏ < 1,2 kg.
Đặc trưng của mũ bảo hiểm off-road/motocross là phần cằm và vành lưỡi trai kéo dài, thanh chắn cằm, tấm che nửa mặt đi kèm cặp kính bảo vệ. Vành lưỡi trai có nhiệm vụ che ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt người lái khi nhảy lên/xuống. Mũ bảo hiểm off-road hiện đại bao gồm một thanh chắn cằm (hình tam giác thay cho hình tròn) để bảo vệ mặt khỏi chấn thương, bụi bặm và đất đá bay xung quanh. Khi kết hợp đúng cách với kính mắt, người lái sẽ có cảm giác được bảo vệ như loại mũ bảo hiểm full-face dùng trên đường phố.
Mũ cỡ lớn < 1,5 kg; cỡ trung và nhỏ < 1,2 kg.
Mũ bảo hiểm môđun hoặc lật (flip-up) là sự kết hợp giữa loại full-face và hở mặt dùng trên đường phố thông thường. Thanh chắn cằm của mũ flip-up có thể xoay ngược lên trên (hoặc tháo rời) bằng một chiếc cần đặc biệt cho phép người sử dụng tiếp xúc với toàn bộ khuôn mặt. Tuy nhiên, hình dáng uốn cong của thanh chắn cằm mở và tấm che mặt có thể tăng lực kéo không khí lúc đang lái do gió không chạy xung quanh giống như loại mũ ¾. So với loại hở mặt, thanh chắn cằm của mũ bảo hiểm môđun nhô ra xa hơn hẳn vùng trán, từ đó dễ gây nguy cơ chấn thương cổ cho người lái khi gặp tai nạn.
Mũ cỡ lớn < 1,0 kg; cỡ trung và nhỏ < 0,8 kg.
Mũ bảo hiểm hở mặt hoặc ¾ vẫn phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thanh chắn cằm và tấm che mặt như loại full-face. Nhiều chiếc còn trang bị vành lưỡi trai dài tùy chọn được sử dụng để tránh ánh nắng mặt trời. Mũ bảo hiểm hở mặt có khả năng bảo vệ phần não sau tương tự loại full-face nhưng không bảo vệ vùng cằm của bạn được. Loại mũ này không quá cồng kềnh như loại mũ trùm kín đầu và cũng khá thông thoáng như loại mũ che loại nửa đầu, thích hợp cho người hay đi xa nhưng vẫn thường đi lại trong thành phố.- Mũ che nửa đầu – loại nửa đầu
Mũ cỡ lớn < 1,0 kg; cỡ trung và nhỏ < 0,8 kg.
Là loại mũ chỉ che một nửa đầu phía trên, đây là loại mũ rất được nhiều người sử dụng. Mũ có tính chất bảo vệ thấp nhất do nó chỉ che chở được nửa phần đầu phía trên và rất dễ trượt và rơi khỏi đầu người lái nếu gặp tai nạn. Các vùng khác như sau ót, vùng mặt, tai và cằm đều có thể bị tổn thương nặng nề khi gặp tai nạn. Tuy nhiên, loại mũ này lại rất được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ, thông thoáng và có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để mang theo. Mũ nửa đầu chỉ thích hợp để đi trong thành phố với tốc độ chạy xe chậm. Không thích hợp để đi xa hay chạy xe với tốc độ quá nhanh.b. Chức năng từng bộ phận của mũ bảo hiểm:Tác dụng mũ bảo hiểm: Bảo vệ cho người đi mô tô, xe máy khi xảy ra sự cố có thể bảo vệ vùng đầu cho người đội mũ; giảm bớt những chấn động khi bị va đập ở vùng đầu, giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não.
Vỏ mũ: Có tác dụng ngăn chặn những vật nhọn hoặc những vật cứng làm tổn thương trực tiếp đến vùng đầu, cho người đi mô tô, xe máy.
Lớp đệm hấp thu xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ): Có tác dụng hấp thu và phân tán những lực chấn động làm tổn thương trực tiếp đến vùng đầu, giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não, bảo vệ vùng đầu cho người đội mũ khi đi mô tô, xe máy.
Quai đeo: Có tác dụng giữ chặt mũ bảo hiểm trên đầu người đội mũ, để khi xảy ra sự cố mũ không bị trượt ra khỏi đầu của người đội mũ.
c. Cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn:
– Chọn mũ bảo hiểm theo cảm quan (Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia):
+ Chọn mũ có vỏ ngoài nhẵn, mịn và không có những chi tiết nhọn chìa ra ngoài hay hướng vào lòng mũ. Vỏ mũ đạt chuẩn được sử dụng chất liệu nhựa ABS, thường có màu trắng khi nhìn từ cạnh mép mũ phía trong; mũ kém chất lượng thường được làm bằng nhựa tạp phẩm nên thường có màu đen hoặc nâu.
+ Độ cứng của mũ: Mũ đạt chuẩn không bị biến dạng khi dùng tay bóp mạnh vào cạnh hai mép mũ.
+ Dây quai mũ phải mịn và đủ chắc chắn khi kéo căng. Quai đeo tốt là quai không giãn quá nhiều, bạn có thể thử bằng cách dùng tay co thử. Khi thử quai, nên thử luôn khóa mũ để chọn chiếc có khóa vừa nhạy khi mở, đóng, vừa có độ giữ chắc khi đóng.
+ Chọn mũ có lõi xốp cứng, mịn và không bị lõm. Kiểm tra bằng cách để ngược mũ và dùng ngón tay đẩy mạnh vào lõi xốp bên trong, lõi xốp quá mềm sẽ bị xẹp lún, khuyến nghị không nên chọn loại này.
+ Nếu mũ có kính chắn gió thì kính phải trong, nhìn rõ.
+ Chọn mũ có các ốc vít dài không quá 3 mm.
– Chọn mũ bảo hiểm phù hợp Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BKHCN:
+ Trên nhãn phải ghi tên của sản phẩm có cụm từ “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và có ghi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ Có dán tem dấu Hợp quy CR như hình minh họa.
ABC: là tên viết tắt của tổ chức chứng nhận
XXXX YY- ZZ là Số giấy chứng nhận (đối với mũ bảo hiểm sản xuất trong nước), XXXXXX XXX là Số series nếu có (đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu)
2. Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
a. Sử dụng:
– Trong quá trình sử dụng mũ bảo hiểm, người dân không nên sử dụng mũ bị móp méo vì độ bền khi va đập và khả năng hấp thụ xung động của mũ đã bị giảm không đảm bảo an toàn. Trước khi đội mũ, người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy cần kiểm tra kính chắn gió, lưỡi trai, quai và khoá một cách cẩn thận trước khi đội.
– Lựa chọn cỡ mũ hợp với đầu mình, đội chật quá gây khó chịu, rộng quá thì mũ dễ bị xoay qua xoay lại nguy hiểm khi lái xe. Khi đội mũ cần siết chặt quai mũ bằng khoá ở dưới cằm. Đặc biệt không nên đội mũ ngược về phía sau sẽ rất dễ văng ra khỏi đầu nếu xảy ra tai nạn.
– Mũ bảo hiểm cần được bảo quản trong quá trình sử dụng tránh làm giảm chất lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả bảo vệ của mũ như: Không làm mũ bị rơi hoặc va đập mạnh gây móp méo ảnh hưởng tới độ bền va đập và khả năng hấp thụ xung động của mũ
– Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ; không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ, mà hãy dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén …để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, xe đạp máy khi gặp tai nạn sẽ rất dễ dẫn tới tử vong hoặc tàn tật suốt đời do chấn thương sọ não. Tuy nhiên, đội mũ bảo hiểm không đúng cách, đội mũ mà không cài quai mũ cũng nguy hiểm không kém, đồng thời tạo ra nguy hiểm cho những người đi phía sau, nếu không kịp thời phòng tránh.
Theo Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), đội mũ bảo hiểm đúng cách giúp giảm 69% nguy cơ bị chấn thương sọ não và 42% nguy cơ tử vong. Tỷ lệ này đúng với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
1. Hãy mở dây quai mũ sang 2 bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ có vừa đầu không. Nếu mũ quá rộng so với đầu, khi đi xe máy mũ sẽ bị sụp xuống mặt hoặc lật ra phía sau hoặc bị lật nghiêng sang 1 bên.
2. Hãy luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ không có tác dụng bảo vệ. Không nên cài quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi cài, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là vừa. Nếu chúng ta cài quai mũ, nhưng cài quá lỏng, mũ cũng có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của chúng ta, điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã cổ của chúng ta sẽ bị dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ cài quá chật, sẽ tạo cảm giác vướng víu, khó chịu khi bạn điều khiển xe trên đường.
Tác giả bài viết: Trần Phượng